[tintuc]
Nhật Bản là một trong những quốc gia thuộc nền văn hóa Á Đông nên người Nhật cũng có tục lệ cúng trăng vào mùa thu. Tuy nhiên, tết trung thu ở Nhật Bản có gì khác với nước chúng ta và ý nghĩa của việc tặng đúng món quà trung thu cho sếp người Nhật cũng rất quan trọng đấy ạ, cùng tìm hiểu thêm với Nhật Việt nhé.Nguồn gốc lễ hội ngắm trăng

Trong tiếng Nhật "Tsukimi" có nghĩa là "ngắm trăng", còn chữ "O" thường được thêm vào phía trước để thể hiện sự trang trọng. Lễ hội thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, tức là vào khoảng tháng 9 - 10 dương lịch, và là dịp để mọi người thưởng thức đêm trăng đẹp nhất trong năm.

Có giả thuyết cho rằng Otsukimi bắt nguồn từ Tết Trung thu của Trung Quốc. Ngày lễ này được lưu truyền vào đảo quốc Nhật Bản thông qua những đoàn đi sứ nhà Đường trong thời kỳ Heian (794 - 1185). Ban đầu, Otsukimi chỉ dành cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc, nhưng thời kỳ Edo (1603 - 1868) thì nó đã được phổ biến rộng rãi như một lễ hội dân gian. Những mùa lễ Otsukimi đầu tiên được người dân tổ chức vào giai đoạn sau khi đã thu hoạch hoa màu mùa hạ và chuẩn bị bước vào mùa gặt lúa nước, với mục đích cầu xin thần linh mang đến những vụ mùa tươi tốt cho con người. Với ý nghĩa đó, Otsukimi đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người Nhật Bản.

Ngày lễ ngắm trăng đặc biệt này còn mang một ý nghĩa khác là
tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu.
Trung thu tổ chức 2 lần - Nét độc đáo chỉ có ở Nhật Bản.
Ngoài 15/8 âm lịch, Otsukimi được tổ chức lần 2 vào khoảng 1 tháng sau - ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là "trăng sau". Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là "Kata-tsukimi". Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản.

Trung thu Nhật Bản khá đặc biệt khi được tổ chức 2 lần.
Câu chuyện Thỏ ngọc giã bột làm bánh mochi trên cung trăng.
Trong những câu chuyện cổ tích thường được người già kể lại, Tết trung thu ở Việt Nam gắn liền với hình ảnh của chú Cuội, chị Hằng Nga và chú thỏ Ngọc. Ở Nhật Bản thì trong tâm trí người dân chỉ xuất hiện hình ảnh một chú thỏ Ngọc.
Ở Việt Nam mình, câu chuyện về chú Thỏ Ngọc là câu chuyện cảm động. Thời xưa nhiều năm liền mùa màng bị thất bát, con người và vật ăn thịt lẫn nhau để giành giật sự sống. Thỏ chính là loài vật rất yếu đuối không thể đi được đâu xa để kiếm ăn, chúng rủ nhau cùng ngồi quanh đống lửa nhỏ để cố gắng chống chọi với cái đói, cái rét.
Trước cảnh khó khăn, khổ ải như vậy, có một con thỏ đã dũng cảm nhảy vào đống lửa để làm thức ăn cho các bạn của mình. Khi đó thì Tây Vương Mẫu đã đi qua, thương cảm và ghi nhận nghĩa khí của con vật nhỏ bé, người đã nhặt hết chỗ  xương tàn của chú thỏ và phù phép thành hình hài mới bằng ngọc, chú thỏ được trường sinh bất tử và sống trên cung trăng.
Tại đất nước Nhật Bản, người dân nơi đây lại quan niệm rằng có một chú Thỏ Ngọc đang sinh sống ở trên mặt trăng cao tít,  mỗi khi khi họ ngồi ngắm trăng thường tưởng tượng như mình đang thấy hình bóng một chú thỏ đang ngồi ăn bánh bao, hoặc là đang đứng giã bánh Tsuki- Dango.
Người Nhật quan niệm có chú Thỏ Ngọc đang sinh sống ở trên mặt trăng cao tít.
Cùng đón Tết trung thu nào.
Nơi ngắm trăng?
Có thể là trong phòng, trong vườn, ở hiên nhà hay bất kỳ nơi nào thoáng đãng có thể ngắm trăng thuận tiện nhất. Nếu chọn một nơi mà tầm nhìn bị che chắn thì sẽ không thưởng thức được đêm trăng đẹp một cách trọn vẹn được. 
Nơi ngắm trăng lý tưởng.

Ăn gì vào ngày Tết trung thu?
Nói đến tết trung thu tại Việt Nam thì không thể thiếu được những đồ ngọt như hoa quả, đặc biệt quan trọng là bưởi và quả hồng ngâm. Ngoài ra, những biểu tượng khi nhắc đến những ngày này là bánh trung thu, đèn ông sao, đèn kéo quân và múa lân...
Còn ở đất nước Nhật Bản, lễ hội Tsukimi, người dân thường thụ tập cùng gia đình làm bánh Tsukimi Dango xếp theo hình tam giác nhọn. 
Vào đêm 15, người Nhật thường xếp khoảng 15 viên bánh dango lên đĩa để cúng. Tuy nhiên, tùy theo năm thường hay năm nhuận mà cũng có người chọn số bánh bằng số đêm trăng tròn trong năm là 12 hoặc 13 viên, hoặc là 5 viên. Vào đêm 13/9 thì sẽ cúng 13 hoặc 3 viên bánh. Sau khi cúng, bạn có thể thưởng thức món bánh này cùng với gia đình mình.

Bánh Tsukimi-dango là món bánh truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp tết trung thu của Nhật Bản.
Vật trang trí?
Vật trang trí phổ biến nhất trong lễ hội Otsukimi chính là một trong bảy loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản: Cỏ lau (Susuki). Từ xưa, cỏ lau được xem như là hiện thân của thần mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu. Ngoài ra, cũng có nơi cho rằng hình dáng chĩa nhọn của sợi cỏ lau có khả năng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, cỏ lau cũng thường được đem treo trước cửa nhà.
Ngoài cỏ lau, vật trang trí khác thường thấy là sáu loại cỏ mùa thu còn lại gồm có hồ chi (Hagi), sắn dây rừng (Kuzu), hoa nữ lang (Ominaeshi), trạch lan (Fujibakama), cát cánh (Kikyo) và cẩm chướng (Nadeshiko), cùng nhiều loại hoa dại khác.

Vật trang trí.
Các loại rau quả khác?
Giống như tên gọi khác của đêm 15 là "Imomeigetsu" (trăng mùa khoai), Otsukimi còn được xem là lễ cầu chúc cho mùa thu hoạch khoai các loại. Do đó, vào đêm này, cũng có thể cúng khoai tây lẫn khoai môn. Còn đồ cúng thích hợp của đêm 13 là lê và đậu các loại.
Thêm vào đó, việc cúng các loại rau quả khác mà tự tay trồng còn mang ý nghĩa cảm tạ thần linh đã mang đến những vụ mùa tươi tốt. Tùy theo từng địa phương mà các loại rau quả này sẽ khác nhau. Đặc biệt, người Nhật tin rằng nếu cúng những loại trái cây như nho thì điều ước sẽ dễ thành hiện thực.
Tết trung thu ở Nhật Bản và Việt Nam tuy có những điểm khác nhau, nhưng lễ hội này vẫn luôn được gìn giữ qua hàng nghìn năm nay. 
Qua bài viết trên, chắc hẳn Nhật Việt đã giúp bạn trang bị thêm cho mình kiến thức và câu trả lời về món quà trung thu ý nghĩa dành cho người sếp Nhật mà bạn yêu quý và ngưỡng mộ rồi đúng không ạ?
Cám ơn bạn đã đọc đến đây và tiếp tục ủng hộ Nhật Việt nhé. Nhật Việt nhận order tất cả các mặt hàng có trên những trang web lớn nhất nhì bên Nhật như Amazon, Mercari và Rakuten Nhật Bản đấy ạ .
Chúng tôi đáp ứng mọi nhu cầu mua hộ hàng Nhật về Việt Nam 24/7 giúp các bạn tìm được sản phẩm ưng ý, gửi yêu cầu Shop Nhật Việt theo 4 cách để shop báo giá và order :
  1. Gửi link vào mail: shopnhatviet.com@gmail.com
  2. Chat facebook với Shop theo link sau: fb.com/orderhangnhatban
  3. Đặt Hàng online tại shopnhatviet.com/dathang
  4. Gọi điện cho Shop qua Hotline 0983.1315.28 hoặc Chat Viber,Zalo
Kể từ năm 2010 đến nay Shop Nhật Việt Chuyên nhận Order Vận Chuyển hàng xách tay từ Nhật về Việt Nam và ngược lại. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ 0983.1315.28 để được tư vấn trực tiếp!

Mua Hàng Nhật Xách Tay : ✓ Hàng Nhật Nội Địa ✓ Giá rẻ ✓ Giao hàng miễn phí.
 [/tintuc]


Tìm Kiếm Với Google

Bài Viết Tham Khảo

Bạn có thể thích

Zalo : 0983.131.528
1
Bạn cần hỗ trợ?